Không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế
23/12/2024
9
Khoa học dữ liệu đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của cuộc sống, ngành này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người trẻ.
Hôm qua 13.5 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted và Tạp chí Tia sáng (Bộ KH-CN) đã tổ chức tọa đàm "Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc".
Ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH-CN, cho rằng đầu tư, tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học theo hướng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
Ưu tiên các đề tài có tính dài hơi
Tại hội thảo, ông Trần Hồng Thái, Thứ trưởng Bộ KH-CN, đã chia sẻ quan điểm của bộ này về định hướng đầu tư, tài trợ của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học theo hướng tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, không đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế. Sự tăng trưởng về công trình công bố trên tạp chí quốc tế uy tín (sau đây gọi là bài báo quốc tế) trong thời gian qua là hệ quả của chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước. Chính sách đầu tư đó giúp các nhà khoa học yên tâm, dù làm việc trong nước nhưng không bị tụt hậu (vẫn có công bố quốc tế) so với các đồng nghiệp ở nước ngoài.

Định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước trong thời gian tới sẽ dành ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, các đề tài có tính dài hơi.
Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta mới chỉ tập trung vào việc giúp các nhà khoa học VN thể hiện mình đang hiện diện trên thế giới (thông qua việc xuất bản các bài báo quốc tế). Trong khi đó, muốn xây dựng được một nền khoa học - công nghệ thì cần phải phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh.
"Nếu coi nền khoa học - công nghệ của quốc gia như một cơ thể thì các nhóm nghiên cứu mạnh như tế bào. Muốn có một cơ thể khỏe khoắn, phát triển thì từng tế bào phải lành mạnh, trong sáng, khỏe mạnh", ông Trần Hồng Thái nói.
Trên quan điểm đó, định hướng đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học của Nhà nước thời gian tới sẽ có những ưu tiên phù hợp. Trước hết, việc đầu tư, tài trợ sẽ không ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu có tính dàn trải, không ưu tiên cho những công trình nghiên cứu chỉ có mục tiêu là có bài báo quốc tế. Việc đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học sẽ dành sự ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, cho các đề tài có tính dài hơi (5 năm/đề tài).
Kinh phí cho khoa học - công nghệ quá ít.

Theo GS Phạm Thành Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, vướng mắc tại thời điểm này là kinh phí dành cho khoa học - công nghệ quá ít.
Mặt khác, muốn phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, phải có một chương trình quốc gia riêng cho việc này. Không thể giao cho Quỹ Nafosted mà không tăng kinh phí do mức kinh phí dành cho quỹ hiện nay còn không đủ để duy trì sự phát triển lành mạnh nền khoa học quốc gia. Giờ quỹ lại phải gánh thêm vai trò phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc nữa thì còn đâu kinh phí để tài trợ các nhóm nghiên cứu khác và cho các nhà nghiên cứu trẻ. Một vấn đề quan trọng nữa là phải có cơ chế tài chính đặc thù để có thể hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu thiết thực. Với cơ chế hiện nay thì có kinh phí nhiều cũng không chi được.
Nguồn: BÁO THANH NIÊN